1. Ung thư tuyến giáp là gì ?
Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp, là sự xuất hiện của các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.
Ung thư tuyến giáp có 4 dạng: ung thư nhú, ung thư nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong đó: Ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất, ung thư nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và tiên lượng tốt nhất.
Một điều may mắn hơn cả đó là có tỷ lệ chữa khỏi căn bệnh này nếu được phát hiện sớm có thể lên tới 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất trong các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp
Hiện tại, vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Tuy nhiên, cần chú ý đến một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp như:
+ Rối loạn hệ miễn dịch: Là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ miễn dịch bị rối loạn, chức năng sinh sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn bị suy giảm. Điều này tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn, virus tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm hại, gây ung thư tuyến giáp.
+ Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
+ Yếu tố di truyền: Thực tế cho thấy khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.
+ Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoóc-môn: Ở độ tuổi 30- 50, ở phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là do yếu tố hoóc-môn ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển thành ung thư.
+ Mắc bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hoóc-môn tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
+Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân mắc các bệnh về tuyến giáp sẽ được bác sĩ chỉ định uống i ốt phóng xạ, chính đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp.
+ Các yếu tố nguy cơ khác: thiếu i ốt, uống rượu thường xuyên, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì…
3. Vì sao nên tầm soát ung thư tuyến giáp ?
Tầm soát ung thư tuyến giáp là các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, qua đó tìm kiếm được sự hiện diện của các tế bào ung thư khi chưa xuất hiện các triệu chứng trên cơ thể. Nói một cách khác, tầm soát ung thư sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh ung thư từ đó điều trị bệnh dễ dàng, hạn chế tối đa các biến chứng không mong muốn.
4. Tầm soát ung thư tuyến giáp sẽ phát hiện ra những loại ung thư nào ?
Quá trình tầm soát ung thư ở bộ phận tuyến giáp sẽ giúp bạn phát hiện ra 3 loại ung thư đặc trưng của bệnh. Từ đó giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp chữa trị đúng đắn và kịp thời.
+ Thể nhú
Thể nhú là loại ung thư tuyến giáp hay gặp nhất (chiếm từ 38 – 50%). Khi mắc bệnh, tiến triển bệnh phát triển rất chậm qua nhiều năm, tiên lượng được đánh giá là khá tốt, khi khối u lớn và di căn ra cổ thì điều trị bệnh rất khó khăn. Ung thư tuyến giáp ở thể nhú rất dễ chữa trị nếu bạn biết cách điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe của bản thân trong giai đoạn phẫu thuật cũng như sau khi phẫu thuật.
+ Thể nang
Dạng ung thư tuyến giáp ở thể nang phát triển rất nhanh chóng, quá trình điều trị bệnh dễ dàng và nhanh chóng hơn so với loại ung thư ở thể nhú. Dấu hiệu của thể nang là các khối u cứng, bờ rõ, bề mặt có lúc nhẵn – có lúc gồ ghề, di dộng theo nhịp chúng ta nhai – nuốt. Ung thư tuyến giáp thể nang nguyên nhân do di truyền cực kỳ cao, việc bố hoặc mẹ bị ung thư giáp và các con bị di truyền ung thư giáp là rất lớn.
+ Thể không phân biệt hóa
Thể không phân biệt hóa của ung thư tuyến giáp thông thường chỉ xuất hiện với những đối tượng đã ngoài 55 tuổi, chiếm 18% trên tổng số những trường hợp mắc bệnh. Dạng ung thư tuyến giáp này rất nguy hiểm và cực kì khó nhận biết vì chúng có những triệu chứng khác nhau. Khi theo dõi tình trạng bệnh, phải làm nhiều loại xét nghiệm như: siêu âm vùng cổ, xét nghiệm máu, xạ trị,… nhằm làm giảm tốc độ phát triển, lan rộng của các tế bào ung thư ác tính.
5. Những ai nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp ?
Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh không chừa bất cứ một ai, vì thế mỗi cá nhân đều nên tự chủ động đi tầm soát sớm. Dưới đây là một số những trường hợp mà người bệnh cần đi tầm soát ung thư ngay nếu không muốn bệnh trở nặng:
– Phụ nữ trên 25 tuổi cần đi tầm soát ung thư theo định kỳ đầy đủ và thường xuyên.
– Nam giới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao khi ngoài 40 tuổi.
– Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt.
– Những người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.
– Người có tiền sử hoặc người thân trong gia đình có tiền sử với một số căn bệnh về tuyến giáp như FAP, MEN II, Cowden, ung thư biểu mô tuyến giáp,…
– Có dấu hiệu nghi ngờ bản thân mắc ung thư tuyến giáp như: hạch ở cổ, u ở cổ, khó nuốt – khó thở, đau họng, đau cổ, có khối u ở trước cổ hoặc tuyến giáp,…
– Từng phải chiếu/ xạ và đầu hoặc cổ khi còn nhỏ hoặc thuộc lứa tuổi thanh – thiếu niên.
– Khàn tiếng, đau họng, giọng nói bị thay đổi, gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
6. Tầm soát ung thư tuyến giáp tại BMT ở đây uy tín ?
Tại ĐăkLăk, nếu muốn xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp tại BMT hãy đến Trung tâm xét nghiệm BMT – 170 Đinh Tiên Hoàng. Tại đây chúng tôi có hệ thống máy móc hiện đại, tầm soát ung thư bằng phương pháp phân tích mẫu máu xét nghiệm để phát hiện trước những dấu ấn ung thư.
Hãy đến trực tiếp Trung tâm xét nghiệm BMT – Chúng tôi có đội ngũ Bác sĩ chuyên môn giỏi tư vấn MIỄN PHÍ trước và sau khi xét nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại cùng dàn Kỹ Thuật Viên tay nghề cao sẽ mang đến sự hài lòng cho Quý Khách hàng.