Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay: Nguyên nhân do đâu ?

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay là bị gì ?

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay là tình trạng bệnh lý da liễu ở người phụ nữ sau khi sinh con. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng ngoài da mà còn tác động đến sức khỏe bên trong của người mẹ và thậm chí là ảnh hưởng đến sữa mẹ cho con bú. Trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi sinh, có thể là sinh thường hay sinh mổ thì sẽ gặp phải những triệu chứng của dị ứng nổi mề đay như da xuất hiện nốt mề đay, ngứa… Bệnh lý dị ứng nổi mề đay sau sinh này thường tồn tại ở 2 thể lâm sàng như sau:

+ Nổi mề đay cấp tính: Các triệu chứng của dị ứng nổi mề đay thường xuất hiện vào ban đêm, trong khoảng vài giờ đồng hồ hoặc kéo dài đến dưới 6 tuần.

+ Nổi mề đay mãn tính: Những triệu chứng trên kéo dài với thời gian lâu hơn 6 tuần, diễn ra trong nhiều đợt bệnh, tái phát và lặp lại nhiều lần, thời gian dài.

Một số triệu chứng chủ yếu khi bị dị ứng nổi mề đay sau khi sinh như sau:

+ Da nổi những nốt mẩn đỏ như vết muỗi đốt, chủ yếu ở bụng, cổ tay, chân và lan ra thành mảng lớn khắp cơ thể, những nốt này thường sần và phù kèm theo.

+ Cảm giác ngứa ở vùng nổi mề đay, ngứa nhiều về ban đêm hoặc chiều tối, gây khó chịu.

+ Vùng mí mắt, môi và bộ phận sinh dục bị sưng và phù kèm theo cảm giác nóng rát.

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh được giải thích là do hệ thống miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng quá mức với những dị nguyên làm cho cơ thể sinh ra chất Histamin làm da bị nổi những nốt mề đay, viêm, sưng lên… Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ có những phản ứng bất thường như trên là do giữa thời gian mang thai và thời sau hậu sinh sản có sự thay đổi về nội tiết tố nhưng lại không cân bằng với nhau nên sinh ra hiện tượng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay.

Một số nguyên nhân cụ thể gây ra dị ứng nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh là:

+ Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ chất, không khoa học khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất cân bằng.

+ Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, huyết thanh.

+ Ăn một số loại thực phẩm gây dị ứng như hải sản, sữa, trứng…

+ Dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa hoặc lông của một số loài động vật.

+ Thời tiết cũng ảnh hưởng đến dị ứng nổi mề đay rất nhiều.

+ Chức năng gan của phụ nữ sau sinh bị suy giảm Thói quen sinh hoạt không tốt như thức khuya, stress, căng thẳng…

Theo một số nghiên cứu thì khi phụ nữ sinh mổ thì khả năng sau sinh bị dị ứng nổi mề đay sẽ cao hơn so với sinh thường, tuy nhiên vẫn có trường hợp sinh thường bị dị ứng nổi mề đay sau sinh.

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Dị ứng nổi mề đay sau sinh đối với những phụ nữ khác nhau thì có thời gian hồi phục khác nhau, thông thường thì vấn đề bị mề đay sau sinh bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào một số yếu tố như:

+ Cơ địa: những cơ địa cũng như cấu trúc da khác nhau sẽ có thời gian hồi phục khác nhau, có thể có những triệu chứng của dị ứng nổi mề đay trong 2- 3 ngày rồi tự động hết hoặc cũng có thể kéo dài trong vòng vài tuần.

+ Sức khỏe, chế độ ăn uống: Nếu người phụ nữ có sức khỏe tốt và có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cần thiết thì thời gian hết bệnh sẽ nhanh hơn những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học.

+ Mức độ nặng nhẹ của bệnh: Nếu bị nổi mề đay cấp tính thì thời gian lành bệnh nhanh hơn nổi mề đay mãn tính.

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay thường gây khó chịu và ảnh hướng đến sức khỏe, giấc ngủ của người phụ nữ, từ đó dẫn đến một số biến chứng như:

+ Nhiễm trùng da, có khi gặp phải tình trạng bội nhiễm.

+ Phù mạch, phù lưỡi gà

+ Thanh quản bị co thắt, khó thở

+ Huyết áp tụt

+ Sốt cao

+ Sốc phản vệ

+ Mất ngủ dài ngày Stress, căng thẳng, cơ thể bị suy nhược kiệt quệ, trầm cảm

Cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh

Một số cách điều trị nổi mề đay sau khi sinh có thể áp dụng tại nhà như sau:

+ Uống thật nhiều nước, có thể uống trà xanh hoặc những trà làm từ thảo mộc

+ Tắm với bột yến mạch

+ Mang, mặc những áo quần rộng và thoáng mát.

+ Chế độ sinh hoạt điều độ và khoa học như ngủ sớm, đúng giờ, giảm căng thẳng stress

+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng

+ Luôn giữ ấm cho cơ thể, tránh gió, vi khuẩn và những tác nhân gây dị ứng nổi mề đay

+ Giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày

Đối với bệnh dị ứng nổi mề đay thể nặng hoặc nổi mề đay mãn tính thì nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế.

Sau sinh bị dị ứng nổi mề đay là hiện tượng rất hay gặp ở phụ nữ sau khi sinh con, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có những tác động đến cuộc sống và sức khỏe của người phụ nữ trong giai đoạn sau sinh. Khi có bất cứ dấu hiệu nào của dị ứng nổi mề đay thì người phụ nữ nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguồn tham khảo: Vinmec

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *