Bệnh đột quỵ: Các dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do tắc mạch máu hay vỡ mạch máu não. Từ đó, dẫn tới thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi các tế bào, làm giảm chức năng và chết các tế bào não chỉ sau vài phút. Điều này gây ra các biến chứng của đột quỵ như: tê, yếu liệt một phần cơ thể, nói ngọng, mất ngôn ngữ, méo miệng,… thậm chí là tử vong.

Ba dạng đột quỵ thường gặp 

1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ (nhồi máu não):

Dạng đột quỵ này xảy ra phổ biến nhất, chiếm tới 85% trong số các trường hợp được ghi nhận Xảy ra khi các cục máu đông làm tắc nghẽn hay cản trở quán trình lưu thông máu lên não. 

2. Đột quỵ do xuất huyết não

Là tình trạng mạch máu trong não bị rò rỉ hay vỡ ra gây chảy máu. Đột quỵ do xuất huyết chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ. Đây là dạng đột quỵ ít phổ biến hơn nhưng lại có khả năng cao gây tử vong.

3.Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Các cơn đột quỵ nhỏ xuất hiện thường là do tình trạng thiếu máu não xảy ra. Lưu lượng máu tới não tạm thời bị cản trở, gây ra những triệu chứng giống như đột quỵ. Khi lưu lượng máu về lại mức bình thường, các triệu chứng đột quỵ sẽ mất đi.

Các nguyên nhân gây đột quỵ

Có rất nhiều các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, trong đó bao gồm cả các yếu tố có thể thay đổi được và không thay đổi được

1. Các yếu tố bệnh lý và yếu tố có thể thay đổi được:

– Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.

– Đái tháo đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.

– Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường

– Cao huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

– Mỡ máu: Cholesterol cao có thể tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.

– Thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.

– Hút thuốc: Người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

– Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

– Ngoài ra, đột quỵ cũng được cho là có liên quan đến việc sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu…

2. Các yếu tố không thể thay đổi

– Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.

– Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.

– Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.

– Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.

Các dấu hiệu đột quỵ thường gặp nhất

– Mặt có biểu hiện không cân xứng, miệng méo, nhân trung lệch.

– Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Biểu hiện này thường biểu hiện không rõ rệt nên rất khó nhận biết.

– Tê mỏi chân tay, cử động khó, khó cử động, tê liệt một bên cơ thể.

– Rối loạn trí nhớ, không nhận thức được, gặp khó khăn trong việc suy nghĩ từ để nói, không diễn đạt được, có cảm giác mơ hồ.

– Khó phát âm, nói ngọng bất thường, môi lưỡi tê cứng.

– Đau đầu dữ dội, cơn đau đến nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.

Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra.

Các di chứng của đột quỵ

Bệnh đột quỵ có gây ra tổn thương lâu dài cho người bệnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và việc người bệnh có được điều trị kịp thời hay không. Đột quỵ có thể để lại nhiều di chứng liên quan đến các cơ quan, hệ cơ quan khác nhau trên cơ thể người bệnh như:

– Phù nề não.

– Đau tim: Xơ vữa động mạch, động mạch bị xơ cứng, thu hẹp làm tăng nguy cơ đau tim.

– Động kinh: Người bệnh xuất hiện các cơn co giật do hoạt động của não không ổn định sau đột quỵ.

– Chứng nghẽn mạch máu (DVT): Mất khả năng vận động lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng hình thành các cục máu đông trong tĩnh mạch chân gây nghẽn mạch máu.

– Suy giảm chức năng nhận thức.

– Mất chức năng ngôn ngữ đột ngột.

– Nhiễm trùng đường tiết niệu, bàng quang.

– Liệt nửa người hay toàn thân do tổn thương dây thần kinh vận động

– Viêm phổi.

– Viêm loét do mất khả năng vận động, phải nằm liệt giường trong thời gian dài.

Cách xử trí đột quỵ tại nhà

Trong cấp cứu đột quỵ, có khoảng thời gian từ 4 – 6 giờ đầu của bệnh là khoảng thời gian vàng, được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất. Nếu thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

Khi phát hiện bệnh nhân đột quỵ chúng ta cần:

– Không để người bệnh té và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

– Đặt bệnh nhân nằm thoáng, nghiêng một bên nếu bị nôn, móc hết đờm dãi để thông thoáng đường thở

– Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu, phản ứng của bệnh nhân như suy giảm ý thức, nôn mửa…

– Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu.

– Không cho bệnh nhân ăn uống vì có thể gây hít sặc chất nôn vào đường hô hấp, tắc đường thở, rất nguy hiểm.

– Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác.

– Không nên đưa bệnh nhâ đến bệnh viện bằng xe máy, tránh xóc khi di chuyển, nên để bệnh nhân trên mặt phẳng, nghiêng sang một bên, nớt bớt quần áo cho thông thoáng.

– Đưa tới trung tâm y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Cách phòng tránh đột quỵ

– Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhiều các loại rau củ quả, cá, ngũ cốc; uống nhiều nước, trái cây; hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh, các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường, hạn chế ăn mặn, rượu bia,….

– Tập thể dục thường xuyên

– Không hút thuốc lá

– Giảm cân, chống béo phì

– Kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường máu nếu có đái tháo đường hoặc tăng huyết áp.

– Kiểm tra sức khoẻ định kỳ, tầm soát các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ như: tim mạch, tiểu đường, mỡ máu,…

Hiện nay, Trung tâm xét nghiệm BMT có các gói xét nghiệm tầm soát nguy cơ đột quỵ ở BMT, xét nghiệm tầm soát Tiểu đường, gói xét nghiệm tầm soát bệnh tim mạch và mỡ máu, gói xét nghiệm tổng quát, giúp đánh giá, tầm soát các bệnh lý nguy cơ cao gây đột quỵ. Hãy liên hệ với Trung tâm để được các Bác sĩ tại đây thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

* Cơ sở Chính: Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7, chủ nhật) từ 7h – 18h

Tag: bệnh đột quỵ, tầm soát nguy cơ đột quỵ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *