Vi khuẩn dạ dày Helicobacter Pylori (HP) và những điều cần biết

Ung thư dạ dày đứng thứ 3 ở nam giới và đứng thứ 5 ở nữ giới về tần suất và tỷ lệ tử vong. Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày đã được WHO công nhận là Helicobacter pylori

1. Vi khuẩn dạ dày Helicobacter Pylori là như thế nào?

Helicobacter pylori trước đây có tên Campylobacter pylori, là một loại xoắn khuẩn gram âm, sống trong lớp nhày trên bề mặt niêm mạc dạ dày. H. pylori được Robin Warren và Barry Marshall phát hiện thấy năm 1982. Chúng gây ra viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hơn 80% những người bị nhiễm vi khuẩn không có triệu chứng .

Vi khuẩn này lây qua 3 con đường từ người mang vi khuẩn sang người lành.

Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao do người có vi khuẩn H.P trong dạ dày khi bị trào ngược hoặc ợ chua sẽ đẩy vi khuẩn lên miệng cùng với dịch dạ dày với thói quen ăn chung, uống chung, dùng chung chén đũa, hôn trực tiếp, mẹ mớm đồ ăn cho con…..

Đường phân – miệng: vi khuẩn HP được đào thải qua phân người bệnh nên sẽ bị lây nhiễm qua tay nếu không rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh hoặc nhiễm vi khuẩn qua các con vật trung gian như ruồi, gián, chuột hoặc do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP

Đường dạ dày – dạ dày: lây nhiễm trong quá trình người bệnh làm nội soi dạ dày ở các cơ sở y tế không uy tín. Khi nội soi dạ dày, nếu đầu dò không được tiệt trùng đúng cách thì vi khuẩn H.P có thể lây từ người bệnh sang người lành.

Lây nhiễm HP trong gia đình.

2. Khi nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thì có biểu hiện gì?

– Những biểu hiện của bệnh dạ dày: khó tiêu, đầy hơi, tức bụng, ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, chán ăn……..

– Một số biểu hiện ngoài bệnh dạ dày: thiếu máu, ban xuất huyết, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần …..

– Đa số các dấu hiệu do vi khuẩn HP gây ra thường khá thầm lặng, không có biểu hiện gì, không rõ ràng và khó nhận biết.

3. Những ai nên đi kiểm tra vi khuẩn HP dạ dày?

– Những người đang hoặc đã từng bị loét dạ dày tá tràng

– Những người có triệu chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hoá kéo dài

– Viêm dạ dày mạn thể teo

– U Malt lympho giai đoạn sớm (Lugano I/II)

– Sau phẫu thuật điều trị ung thư dạ dày

– Có huyết thống trực tiếp với người bị ung thư dạ dày

– Những người trong cùng gia đình bị nhiễm HP

Ngoài ra còn có một số bệnh lý khác không liên quan đến dạ dày đã được chứng minh cũng có mối liên quan với Hp như: thiếu máu thiếu sắt không rõ nguyên nhân, ban xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân …

4. Làm thế nào để kiểm tra HP

– Phương pháp tối ưu nhất là nội soi dạ dày: sẽ phát hiện các biểu hiện cụ thể của dạ dày, các khối u cục, các vết loét, viêm …… Tuy nhiên đây cũng là phương pháp gây khó chịu nhất .

– Kiểm tra bằng hơi thở: PP nhẹ nhàng, phát hiện HP chính xác.

– Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm phân

5. Bị HP có thuốc điều trị không?

Hiện nay đã có thuốc điều trị khỏi HP, thuốc tuân theo phác đồ chung của Bộ y tế.

6. Bao lâu sau thì đi kiểm tra lại HP?

– Sau khi điều trị 1 tháng thì phải đi kiểm tra lại HP bằng một trong các phương pháp: Nội soi, Kiểm tra hơi thở hoặc xét nghiệm phân.

7. Xét nghiệm HP dạ dày ở đâu tại Buôn Ma Thuột

Ở ĐăkLăk, nếu Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HP Dạ dày hãy đến trực tiếp Trung tâm xét nghiệm BMT để được tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể. Tại Trung tâm địa chỉ 170 Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi thực hiện 2 phương pháp Test vi khuẩn HP Dạ dày, đó là xét nghiệm máu và Test hơi thở bằng Máy chẩn đoán Helicobacter Pylori HUBT – 20P.

+ Xét nghiệm máu để kiểm tra HP dạ dày: Chi phí 100.000 VNĐ

+ Test hơi thở để kiểm tra HP dạ dày: Chi phí 500.000 VNĐ

Quý khách hàng có nhu cầu xét nghiệm HP dạ dày tại ĐăkLăk vui lòng đến trực tiếp Trung tâm: 

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *