Tăng men gan và các bệnh thường gặp

Gan trong cơ thể là một cơ quan vô cùng quan trọng, nó là nhà máy sản xuất và chuyển hóa các chất cần thiết cho cơ thể; Là kho dự trữ các chất cần thiết như đường, sắt, máu , B12 ; Là nơi sản xuất mật (dịch mật, muối mật, sắc tố mật, cholesterol); Là nhà máy chống độc của cơ thể, gan được xem là hàng rào chống độc của cơ thể chống lại các yếu tố độc hại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đồng thời làm giảm độc tính và thải trừ một số chất độc được tạo ra do quá trình chuyển hóa của cơ thể.

1. Men gan là gì?

Thế nào là tăng men gan? Gan là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể chính vì vậy gan có rất nhiều các loại men khác nhau để xúc tác các phản ứng trong cơ thể. Tăng men gan là tình trạng các men này bị phóng thích vào máu do tế bào gan bị hoại tử. Hay nói cách khác tăng men gan trong máu là hiện tượng gián tiếp cho biết đang có quá trình viêm và hoại tử tế bào gan.

Các men gan thông thường được làm trên xét nghiệm máu:

– AST ( SGOT) bình thường <30UI ở nam và < 19UI ở nữ.

-ALT ( SGPT) bình thường <30UI ở nam và < 19UI ở nữ.

-GGT bình thường < 32 UI.

2. Có biểu hiện gì khi tăng men gan?

– chán ăn, mệt mỏi, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu.

– táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

– vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng.

– sụt cân hoặc tăng cân bất thường.

– sốt, đau bụng dai dẳng.

– nổi mẩn ngứa, ban đỏ trên người.

– một số dấu hiệu nặng như: lòng bàn tay son, sao mạch, vú to ở nam, bụng to, sưng chân, nôn ra máu, đi cầu phân đen ………

3. Các bệnh thường gặp gây tăng men gan là gì?

 Do uống rượu bia: lạm dụng rượu bia là nguyên nhân phổ biến gây tăng men gan

 Do bệnh viêm gan virut: Có 5 loại virut gây viêm gan gồm:A,B,C,D,E. Trong đó viêm gan B và viêm gan C chiếm tỷ lệ cao nhất và thường gặp nhất lây nhiễm qua đường máu.

 Do thuốc, hóa chất: một số thuốc ảnh hưởng độc cho gan như thuốc giảm đau, thuốc kháng lao, thuốc chống động kinh, thuốc hạ mỡ máu, thuốc tiểu đường, cả một số thuốc đông y và thực phẩm chức năng …..

 Bệnh gan thoái hóa mỡ: gặp ở người béo phì, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.

 Bệnh di truyền: Bệnh Wilson, bệnh ứ sắt mô, Bệnh thiếu alpha1 antitrypsin

 Bệnh gan tự miễn

 Xơ gan

 Ung thư gan

 Bệnh đường mật

 Một số bệnh đường ruột

 Bệnh lý cơ: do vận động nặng, sưng đau, yếu cơ, hoặc do uống một số thuốc gây ly giải cơ vân.

 Bệnh về máu: Thiếu máu tán huyết

4. Làm hạ men gan như thế nào?

– Ngưng ngay những thuốc, hóa chất làm tổn hại tới gan.

– Hiện tại có một số thuốc tây y và đông y có thể làm hạ men gan, tuy nhiên tốt nhất bạn nên đi khám bệnh để bác sỹ xác định bệnh gì sau đó sẽ hướng dẫn dùng thuốc cụ thể.

– Ngưng uống rượu bia .

5. Phòng ngừa tăng men gan bằng cách nào?

– Nếu có thể hạn chế tối đa rượu bia đưa vào cơ thể.

– Không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nam, thuốc hết hạn và các thuốc gây độc cho gan.

– Ăn uống hợp vệ sinh, không ăn gạo mốc, thức ăn ôi thiu, sử dụng nguồn nước sạch.

– Khi có các dấu hiệu như trên nên đi khám bệnh và nghe bác sỹ tư vấn.

– Khi men gan tăng từ 2 lần so với bình thường nên đi kiểm tra lại sau 3 tháng.

– Nên đi tiêm phòng các bệnh viêm gan do virut như viêm gan B, viêm gan C để phòng tránh nhiễm bệnh.

Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột

✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT

☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *