Xét nghiệm dị ứng thức ăn ở trẻ tại BMT – Những điều cần biết

1. Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì ?

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thành phần “lạ” có trong thực phẩm. Theo thuật ngữ chuyên môn, các thành phần này được gọi là “dị nguyên”.

Biểu hiện của trẻ bị dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn hay gặp hơn ở trẻ có cơ địa dị ứng (atopy). Trẻ có cơ địa dị ứng là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường, thường có bố mẹ hoặc anh chị em cũng có cơ đị dị ứng hoặc những trẻ mắc viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, hen phế quản, mày đay dị ứng. Trong thức ăn có những protein “lạ” là những dị nguyên (allergen) khi hấp thu vào máu, gắn vào kháng thể IgE kích thích tế bào bạch cầu ưa kiềm và tế bào mast giải phóng các hoạt chất hóa học trung gian như histamin, serotonin,… đi vào trong máu, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Thành phần chủ đạo gây ra dị ứng thức ăn ở trẻ em là các chất protein trong thực phẩm. Đây là những protein không dễ bị phân hủy bởi các men phân cắt protein như protease và không dễ dàng bị biến tính bởi nhiệt độ. Vì thế mà các protein này cứ thế lọt nguyên xi qua lớp màng nhầy hệ tiêu hóa, vào tế bào ruột thậm chí là vào máu.

Sự đi vào toàn vẹn này là cơ sở gây ra một đáp ứng với vật “lạ” của hệ miễn dịch. Các phân tử protein thực phẩm này kết hợp với các IgE trong dịch tiết, trong máu rồi chúng lại tiếp tục được gắn với các dưỡng bào, những tế bào có rất nhiều điểm tiếp nhận với IgE. Sự kết hợp mang tính đồng loạt, mạnh mẽ này đã làm vỡ một số lượng lớn những tế bào dưỡng bào, giải phóng ra một nồng độ cao các chất trung gian hóa học, đặc biệt là các histamin.

Những chất trung gian này bắt đầu gây ra những biến đổi cơ thể, là cơ sở của bệnh dị ứng: giãn mạch khiến sung huyết, phù nề, tiết dịch, nổi mẩn, nổi ban; co thắt cơ trơn khiến đau bụng, buồn nôn, khó thở; kích thích khiến gây ngứa dữ dội mà gãi không thể hết.

2. Dị ứng thức ăn ở trẻ biểu hiện như thế nào ?

Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn thường đa dạng, biểu hiện ở nhiều cơ quan như:

Da: nổi ban đỏ ngứa quanh miệng, trong miệng hoặc ban đỏ toàn thân, phù môi, phù quanh mắt, phù mặt.

Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.

Mắt, mũi: ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi.

Trong trường hợp dị ứng nặng: có thể có phù thanh môn, co thắt phế quản (khó thỏe, thở rít), tụt huyết áp, các triệu chứng này thường xuất hiện và tiến triển nhanh, nặng gây nguy hiểm tính mạng trẻ.

Một số trẻ xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da cơ địa,hen, viêm mũi dị ứng, đau bụng, đi ngoài phân lỏng hoặc phân nhầy máu, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung…

3. Các loại thức ăn dễ gây dị ứng ở trẻ em.

Các thức ăn hay gây dị ứng là đậu phộng, các loại hạt quả như hạnh nhân, cá, hải sản, trứng (đặc biệt lòng trắng trứng), sữa…

Dị ứng sữa là dị ứng thức ăn hay gặp nhất. Trẻ bị dị ứng sữa thường rất sớm ngay từ những tháng đầu đời. Ngoài ra còn có các loại trái cây như việt quất, bí đỏ, cà chua, khoai tây, mù tạt và các chất phụ gia dùng trong thức ăn như benzoat, salicylate, bột ngọt..

Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ em

4. Điều trị dị ứng thức ăn ở trẻ như thế nào ?

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Từ đó phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dị ứng khi bạn nghi ngờ con mình dị ứng với một loại thức ăn nào đó. Các bác sĩ sẽ thăm khám, hỏi bệnh và có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như làm test dị nguyên trên da của trẻ hoặc làm xét nghiệm máu để xác định một cách chắc chắn thức ăn mà trẻ bị dị ứng.

Khi dị ứng thức ăn đã được khẳng định, việc điều trị cần phải được tiến hành ngay khi có thể với hai biện pháp chủ yếu:

+ Loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn của trẻ: Loại trừ khỏi chế độ ăn của trẻ các thức ăn gây dị ứng là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, nhằm giảm bớt mức độ và ngăn ngừa sự tái xuất hiện của các phản ứng dị ứng.

+ Sử dụng các thuốc điều trị thích hợp cho tình trạng dị ứng: phụ huynh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có sự tư vấn, thăm khám của bác sĩ chuyên khoa.

Vậy, để biết được trẻ dị ứng với các loại thức ăn nào, cần phải làm các xét nghiệm cụ thể.

5. Xét nghiệm dị ứng thức ăn ở trẻ tại Buôn Ma Thuột

Tại Trung tâm xét nghiệm BMT, chúng tôi có gói xét nghiệm dị ứng thức ăn cho trẻ em tại BMT nhằm giúp Bố Mẹ biết được các loại thức ăn gây dị ứng cho trẻ để hạn chế các dị ứng xảy ra với bé.

Quý phụ huynh có nhu cầu xét nghiệm dị ứng thức ăn ở trẻ em tại ĐăkLặ vui lòng đến trực tiếp Trung tâm xét nghiệm BMT – 170 Đinh Tiên Hoàng để được Bác sĩ tư vấn cụ thể và làm xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng cho trẻ em ở Buôn Ma Thuột

Tag: xét nghiệm dị dứng thức ăn cho trẻ em, xét nghiệm dị ứng thức ăn ở trẻ tại BMT.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *