Trong buổi Tọa đàm do Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức ngày 23/9/2023 vừa qua với chủ đề “Góc nhìn đa chiều trong ứng dụng tiến bộ y khoa về quản lý bệnh thận mạn” đã thông tin, Việt Nam có hơn 10 triệu người mắc bệnh suy thận. Tỷ lệ số ca mắc bệnh mới hằng năm là khoảng 8.000 người, 800.000 bệnh nhân cần phải chạy thận lọc máu. Suy thận có tỷ lệ gây tử vong đứng thứ 8 trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại Việt Nam.
Có thể thấy, bệnh suy thận ngày càng gia tăng bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học và tình trạng tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh đang khiến nhiều người bị suy thận. Bởi thế, suy thận có thể xảy ra và có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi đặc biệt đang ngày càng trẻ hóa ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, dù còn rất trẻ chưa lập gia đình hay còn đang là sinh viên, nhiều người đã phải làm bạn với chiếc máy chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, là hồi chuông báo động cho tất cả mọi người và cảnh tỉnh lối sống của giới trẻ hiện nay
Suy thận là gì?
Suy thận là tình trạng mà chức năng của thận suy giảm dần và không phục hồi được, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lọc chất độc ra khỏi máu và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Suy thận làm giảm mức lọc cầu thận, rối loạn điện giải, tăng huyết áp và thiếu máu mạn tính, gây nên các bệnh lý về xương khớp… buộc người bệnh phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận…để duy trì sự sống.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ tiến triển của bệnh, suy thận được chia làm 2 loại:
1.Suy thận cấp tính:
Là sự suy giảm đột ngột, nhanh chóng chức năng thận, mất khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể trong thời gian ngắn, gây ra tích tụ các chất điện giải và Nitơ trong máu, làm giảm lượng nước tiểu. Khi bệnh nhân mắc suy thận cấp có kèm theo một số bệnh lý như: tim mạch, phổi… nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, chức năng của thận có thể được hồi phục và bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân suy thận cấp:
Nguyên nhân suy thận cấp được chia thành 3 nhóm lớn gồm: trước thận, tại thận và sau thận. Cụ thể như sau:
– Nguyên nhân trước thận
+ Giảm cung lượng tim: do các nguyên nhân có liên quan đến tim như: thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơ tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, chèn ép màng tim, suy cung lượng tim nặng…
+ Giảm lưu lượng tưới máu do mất máu, mất nước (do nôn/tiêu chảy), sử dụng thuốc lợi tiểu, mất dịch tạm thời. Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện ở người bị: xơ gan, viêm tụy, bỏng nặng, …
+ Giãn mạch ngoại vi do sử dụng thuốc gây mê, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, sốc phản vệ. Dịch trong cơ thể tích tụ xung quanh các vùng bị bỏng nặng, hội chứng thận hư, thận yếu, viêm tụy cấp,…
– Nguyên nhân tại thận:
Một số bệnh lý làm tổn thương thận như: viêm thận, viêm thận kẽ, viêm cầu thận, thận nhiễm mỡ, tắc mạch máu trong và ngoài thận, ngộ độc thuốc và các chất khác, nhiễm trùng nhiễm khuẩn… cụ thể đối với từng bộ phận như:
+ Mạch máu: tắc động mạch tại thận, cơn xơ cứng bì cấp, tăng huyết áp cấp tính, Hội chứng thiếu máu tan huyết –men gan cao – tiểu cầu giảm…khiến cho lượng máu nạp vào thận không ổn định, ảnh hưởng đến chức năng thận
+ Cầu thận: viêm cầu thận, thận nhiễm mỡ…gây ra Hội chứng thận hư, viêm cầu thận diễn tiến nhanh do nhiều nguyên nhân khiến cho thận bị suy cấp tính.
+ Mô kẽ: viêm thận mô kẽ cấp do tự ý dùng quá nhiều thuốc: kháng sinh, lợi tiểu, thực phẩm chức năng (không rõ nguồn gốc), hoặc do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus, lao…
+ Ống thận: Ống thận bị tắc nghẽn gây hoại tử, thiếu máu cục bộ thận do sốc, xuất huyết, chấn thương, nhiễm trùng, viêm tuỵ cấp, hạ huyết áp… nguyên nhân nào cũng có thể khiến thận bị tổn thương.
– Nguyên nhân sau thận:
Các tình trạng bao gồm ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung, ung thư đại tràng, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt đểu là các bệnh lý gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu ra ngoài từ đó gây suy thận.
Triệu chứng của bệnh suy thận cấp:
Suy thận cấp tiến triển qua 4 giai đoạn và có các triệu chứng cụ thể qua từng giai đoạn: Giai đoạn1- Khởi đầu: Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh, người bệnh sẽ bị thiểu niệu hoặc vô niệu trong các khoảng thời gian khác nhau. Trong ngày đầu của giai đoạn này, bệnh nhân sẽ
- gặp các biểu hiện: mệt mỏi, buồn nôn, khó thở, đau ngực, nước tiểu ít dần, vô niệu… gây ra bởi các nguyên nhân như: ngộ độc, nhiễm khuẩn…Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp, có thể không tiến triển sang giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2 – Thiểu niệu và vô niệu: với các triệu chứng và biến chứng nặng có thể gây tử vong.
Sang giai đoạn 2 này, người bệnh bắt đầu bị thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Lúc này lượng urea và creatinine trong máu của bệnh nhân sẽ tăng lên, đồng thời bệnh cũng sẽ diễn tiến nặng hơn dẫn đến sự rối loạn về điện giải; rối loạn cân bằng nước, cân bằng kiểm toan gây thiếu máu, rối loạn tim mạch, xuất huyết, khó thở, phù nề… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh và dễ dẫn đến tử vong do ngừng tim, phù phổi cấp, phù não… nếu không được điều trị kịp thời.
- Giai đoạn 3 – Tiểu trở lại:
Sau khi bệnh nhân được điều trị kịp thời ở giai đoạn trước, tình trạng thiểu niệu vô niệu sẽ được cải thiện sau thời gian dài, bệnh nhân sẽ đi tiểu trở lại với lượng nước tiểu tăng dần hoặc nhiều hơn, làm cho bệnh nhân bị mất nước do đi tiểu quá nhiều. Mặc dù vậy, nhưng nếu các biến chứng ở giai đoạn trước không được điều trị hoàn toàn vẫn sẽ để lại các biến chứng nặng nề, tỷ lệ tử vong vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn nếu bệnh nhân chọn phương pháp lọc thận nhân tạo.
Giai đoạn 4 – Hồi phục: Nếu không có biến chứng xảy ra, nồng độ urea và creatinin trong máu của người bệnh sẽ giảm dần và nhanh chóng trở về mức bình thường, chức năng thận và sức khỏe của người bệnh hồi phục.
2.Suy thận mạn tính:
Suy thận mạn là tình trạng mà chức năng của thận suy giảm dần và không phục hồi được, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lọc chất độc ra khỏi máu và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Suy thận mạn làm giảm mức lọc cầu thận, rối loạn điện giải, tăng huyết áp và thiếu máu mạn tính, gây nên các bệnh lý về xương khớp… buộc người bệnh phải điều trị thay thế thận như lọc máu, ghép thận…để duy trì sự sống.
Suy thận mạn là giai đoạn cuối của những bệnh thận – tiết niệu mạn tính. Bệnh thận mạn là một bệnh lý nghiêm trọng, diễn tiến âm thầm và từ từ. Ở giai đoạn đầu các triệu chứng có thể không rõ ràng, khiến bệnh nhân khó nhận biết, dẫn đến bệnh ngày một tiến triển nặng lên theo từng giai đoạn, cuối cùng dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối và có thể gây tử vong.
Nguyên nhân của suy thận mạn:
Những tổn thương từ thận, ảnh hưởng bởi các biến chứng từ bệnh lý, tự ý sử dụng thuốc… đều là các nguyên nhân gây nên bệnh suy thận mạn, cụ thể:
- Tổn thương từ thận: thường là tổn thương tại các mao mạch cầu thận như viêm cầu thận, hội chứng thận hư, viêm thận kẽ, viêm thận sau nhiễm liên cầu tan huyết nhóm A,… gây ra.
- Cấu trúc thận bất thường: bệnh thận đa nang, thận hình móng ngựa hoặc thận lạc chỗ,…
- Các bệnh lý làm giảm khả năng bài tiết nước tiểu của thận: sỏi thận, sỏi niệu quản, chít hẹp niệu quản hoặc phì đại tiền liệt tuyến,… nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến suy thận.
- Sự tắc nghẽn kéo dài hay tái phát của đường tiết niệu hoặc trào ngược bể thận- niệu quản gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Biến chứng từ các bệnh lý toàn thân khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim,… gây ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của cầu thận và gây suy thận mạn tính.
- Tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, giảm đau làm suy giảm chức năng thận như: kháng sinh, kháng viêm… trong thời gian dài mà không theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời không đi kiểm tra chức năng thận định kỳ, lâu dài dẫn đến suy thận mạn.
Triệu chứng của bệnh suy thận mạn:
Theo Hội Thận học quốc tế (ISN = International Society of Nephrology) và Hội Thận học quốc gia Hoa Kỳ (National Kidney Foundation) đã chia bệnh thành 5 giai đoạn dựa trên độ lọc cầu thận (GFR) và dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:
- Giai đoạn 1: Thận chưa bị hư hỏng nhiều, tổn hại rất nhẹ với GFR bình thưởng hoặc GFR > 90 mL/phút
Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường không rõ ràng, bệnh nhân thưởng phát hiện ra bệnh khi đi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc chỉ thường có một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu, tiểu nhiều về đêm, đau tức 2 bên thắt lưng…Tuy nhiên, ở giai đoạn này chỉ cần bệnh nhân thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì có thể chủ động thay đổi tình trạng của bệnh và ngăn ngừa bệnh lý tiến triển.
- Giai đoạn 2: Chức năng thận giảm nhẹ GFR khoảng 60 – 89 mL/phút
Tương đối giống với các triệu chứng ở giai đoạn 1, tuy ở giai đoạn 2 chức năng thận đã bắt đầu suy giảm nhẹ nhưng vẫn chưa xuất hiện triệu chứng cụ thể .
- Giai đoạn 3: Chức năng thận giảm ở mức độ trung bình.
Suy thận độ 3A (GFR khoảng 45 – 59 mL/phút) bệnh nhân hay bị thiếu máu và xương khớp bị ảnh hưởng.
Suy thận độ 3B (GFR khoảng 30 – 44 mL/phút), thận bị hư hại nghiêm trọng, người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.
- Giai đoạn 4:Chức năng thận giảm ở mức độ nghiêm trọng GFR khoảng 15 – 29 mL/phút
Ở giai đoạn này, triệu chứng mới thực sự được thể hiện rõ ràng: da xanh xao, chỉ số huyết áp tăng cao, ăn không ngon, tiểu nhiều về đêm, nôn ói, phù toàn thân, có thể tràn dịch các màng (màng tim, màng phổi, màng bụng,…), nhức đầu liên miên, đau nhức xương khớp…
Người bệnh phải điều trị để kịp thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy tim, tiểu đường, cơ thể bị phù nề,… Giải pháp tốt nhất để hạn chế tổn thương tại các hệ cơ quan, bệnh nhân cần chạy thận gấp.
- Giai đoạn 5: Suy thận giai đoạn cuối GFR < 15 mL/phút.
Thận gần như mất hoàn toàn chức năng tự phục hồi và bệnh nhân cần lọc máu hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Biến chứng của suy thận:
Tùy vào từng giai đoạn của bệnh mà bệnh nhân sẽ gặp các biến chứng khác nhau. Suy thận mức độ càng nặng thì các biến chứng xảy ra càng nhiều, tác động vào hầu hết các bộ phận của cơ thể, gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân do sự suy giảm chức năng thận hoặc do trong quá trình điều trị bệnh, cụ thể là các biến chứng:
- Biến chứng gây nên các vấn đề về tim mạch, thiếu máu, suy tim:
– Suy thận làm tăng khối lượng tuần hoàn cho tim do quá trình đào thải chất độc ra khỏi cơ thể bị giảm sút, lâu dài dẫn đến suy tim.
– Suy thận khiến cho bệnh nhân phải lọc máu quá nhiều, đời sống hồng cầu giảm gây thiếu máu.
Sự rối loạn lipid máu ở người suy thận chủ yếu là do tăng triglyceride, làm gia tăng tình trạng xơ vữa động mạch, gây nên các biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu não, thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim.
– Huyết áp của bệnh nhân bị suy thận thường rất khó kiểm soát. Huyết áp càng tăng càng đẩy nhanh quá trình suy thận, gây nên các vấn đề nghiệm trọng ở mắt, não, tim…
- Biến chứng ở phổi: Đối với bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối hoặc đang trong giai đoạn lọc máu chu kỳ, bệnh nhân thường gặp các biến chứng về phổi như: viêm phổi, tràn dịch màn phổi, nghiêm trọng hơn là phù phổi do dịch thừa tích tụ trong màn phổi gây suy hô hấp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây tử vong.
- Biến chứng về thần kinh: Suy thận khiến bệnh nhân suy sụp tinh thần, lo lắng, căng thẳng, áp lực… gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của người bệnh.
Gây nên các bệnh lý về não, rối loạn thần kinh trung ương, viêm đa thần kinh… thường xảy ra ở các bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối hay trong quá trình chạy thận và lọc máu chu kì.
- Rối loạn dinh dưỡng:
Ở giai đoạn cuối của suy thận, bệnh nhân sẽ có triệu chứng chán ăn, đặc biệt là chế độ kiêng kham thức ăn chứa nhiều đạm, đó cũng chính là nguyên nhân gây rối loạn dinh dưỡng ở bệnh nhân suy thận.
- Tử vong: Bị tổn thương quá nhiều trong thời gian dài khiến cho thận gần như mất hoàn toàn chức năng theo thời gian và chuyển thành suy thận giai đoạn cuối. Lúc này, thận của người bệnh chỉ hoạt động dưới 10% so với thận bình thường, bệnh nhân bắt buộc phải duy trì sự sống bằng việc thay thận hoặc sử dụng máy chạy thận nhân tạo hoặc thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Chẩn đoán suy thận
Để có thể đưa ra phác đồ điều trị bệnh, bác sĩ phải dựa vào các chẩn đoán về tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh để có thể đưa ra kết luận 1 cách chính xác nhất.
a) Chẩn đoán lâm sàng:
Dựa vào các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh như:
– Bí tiểu, mất nước, đau thận, phù nề tay chân…
– Xuất hiện thiểu niệu, vô niệu
– Mệt mỏi, mất ngủ, giảm khả năng lao động
– Tăng sắc tố da
– Cơ thể dễ bầm tím do rối loạn chức năng tiểu cầu
– Chán ăn, buồn nôn…
-> Bác sĩ sẽ đánh giá sơ bộ và đưa ra các chỉ định xét nghiệm, thăm khám cận lâm sàng phù hợp.
b) Chẩn đoán cận lâm sàng:
– Xét nghiệm máu: Là xét nghiệm chính rất quan trọng trong việc chẩn đoán, nhằm kiểm tra được mức lọc cầu thận, đánh giá được giai đoạn của suy thận thông qua định lượng các chỉ số về công thức máu, chức năng thận như Urea, Creatinine, chỉ số Ion đồ…
– Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm tổng phân tích cặn lắng nước tiểu giúp đánh giá mức độ hoạt động của cầu thận, chẩn đoán được nguyên nhân gây suy thận thông qua định lượng bạch hầu, hồng cầu, protein niệu…
– Siêu âm bụng tổng quát: Tìm ra sỏi thận – tiết niệu, xác định kích thước thận… để tìm ra nguyên nhân gây tổn thương thận và xác định được bệnh nhân mắc suy thận cấp tính hay mạn tính và giai đoạn tiến triển của bệnh.
Hiện tại, với máy móc hiện đại bậc nhất– Kỹ thuật viên với tay nghề cao – Đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm, Trung tâm Xét nghiệm và Chẩn đoán Y khoa Buôn Ma Thuột là Trung tâm được tin tưởng lựa chọn để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng về chức năng thận và tầm soát suy thận với kết quả chính xác cao.
Như đã đề cập đến, bệnh suy thận thường âm thầm tiến triển và đôi khi không có các triệu chứng rõ ràng cho đến khi bệnh đã tiến triển nặng. Do đó, mọi người cần phải thăm khám và xét nghiệm tầm soát định kỳ ít nhất 1 năm/lần, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh thận như: người bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp và có tiền sử gia đình có người bệnh thận… để có thể phòng ngừa, sớm phát hiện và điều trị tránh bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối.
“Sức khỏe chính là tài sản quý giá nhất của con người”. Hãy nhớ rằng sức khỏe là món quà tặng mà bạn có quyền quyết định. Chăm sóc sức khỏe mỗi ngày không chỉ mở ra cánh cửa của tuổi thọ, con đường của sự hạnh phúc, mà còn là sức mạnh giúp chúng ta đối mặt với mọi thách thức của thời gian.
Đăng ký thăm khám ngay tại: Trung tâm xét nghiệm và CĐYK Buôn Ma Thuột
Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
Hotline: 0262.399.0123