Ký sinh trùng giun đầu gai – Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh. Cùng tìm hiểu xem nhiễm bệnh giun đầu gai có nguy hiểm hay không ? Tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết, chính xác nhất.
Ký sinh trùng giun đầu gai là gì ?
Bệnh giun đầu gai do ký sinh trùng Gnathostoma ký sinh ở người gây ra, đây là một loại ấu trùng giun tròn, thường gặp là loài Gnathostoma spinigerum.
Nguyên nhân bệnh giun đầu gai
Du lịch đến các vùng có lưu hành bệnh: Đông Nam Á, đặc biệt Thái Lan và Nhật Bản; Mỹ La Tinh, đặc biệt Mexico và Ecuador; Úc, Trung Đông.
Chế độ ăn và nghề nghiệp: Ăn các loại cá nước ngọt chưa nấu chín hoặc ăn sống (ở Mexico, Nam Mỹ,ăn dạng sashimi Nhật Bản, ăn kiểu sum-fak ở Thailand); Các loại lươn, ếch, nhái sống hoặc chưa nấu chín;
Nước nhiễm ấu trùng.
Chu kỳ phát triển bệnh giun đầu lươn
Vật chủ chính của loài Gnathostoma bao gồm chó, mèo, hổ, sư tử, báo, chồn, thú có túi ở châu Úc, raccoon. ở đó giun trưởng thành sống trong một khối bướu của thành dạ dày, tiếp đó trứng mở một lỗ, rời bướu ra thành dạ dày rồi đi vào trong dịch rồi ra ngoài theo phân. Khoảng 1 tuần sau, trứng phát triển thành ấu trùng, ấu trùng này được nuốt phải vật chủ trung gian thứ nhất (các loại nhuyễn thể của giống Cyclops).
Ấu trùng xuyên qua thành dạ dạy của động vật thân giáp (bộ châm kiếm), di chuyển khắp khoang cơ thể và trưởng thành nên ấu trùng giai đoạn 2 và 3. Các động vật thân giáp bị tiêu hóa bởi các vật chủ trung gian thứ 2 hoặc vật chủ chính (cá, ếch, rắn, gà, heo), khi đó chúng xuyên thành dạ dày trở lại, di chuyển vào cơ và trường thành nên ấu trùng giai đoạn 3 trước khi đóng kén.
Khi thịt của các vật chủ này được ăn vào, ấu trùng đóng kén trong dạ dày, xuyên thành dạ dày di chuyển đến gan, chu du trong mô liên kết và cơ. Sau 4 tuần, chúng quay trở lại thành dạ dày để tạo thành các bướu, ở đó chủng thành con trưởng thành trong vòng 6-8 tháng. 8-12 tháng sau đó khi ăn vào, trứng bắt đầu đào thải ra ngoài theo phân của vật chủ.
Người bị nhiễm khi họ ăn phải ấu trùng giai đoạn 3 dính trong rau sống hoặc thịt nấu chưa chín từ các vật chủ chính hoặc khi họ uống, làm việc, bơi lội trong nước bị nhiễm ấu trùng hoặc các loài thân giáp bị nhiễm sẵn. Các trường hợp lây truyền trước sinh có thể xảy ra ở người, ấu trùng không , nhưng ở người thì ấu trùng không quay trở lại thành dạ dày và trong trường hợp hiếm có thể sống trong cơ thể đến 10-12 năm.
Vì lý do này, trứng giun chưa bao giờ hoặc rất hiếm (chưa thấy báo cáo trên y văn) được tìm thấy trong phân của người. Trong vòng 48 giờ sau khi ăn vào, ấu trùng xâm nhập vào thành dạ dày hoặc ruột non, dẫn đến hình thành triệu chứng tại chỗ và tăng bạch cầu eosin. Chúng di chuyển đến và đi khắp gan. Sự di chuyển và chu du của chúng khắp cơ thể bắt đầu 3-4 tuần đến vài năm sau khi nhiễm.
Điển hình, giai đoàn đó có thể kéo dài 1-2 tuần, qua thời gian thì các triệu chứng và dấu hiệu này ngày càng hiếm gặp mà nó thường ngắn hơn. Bệnh hình thành có thể do cơ chế tổn thương cơ học đến mô do quá trình di chuyển, sinh sản và tác độc của độc tố tương tự như acetylcholine, hyaluronidase, protease vàhemolysin cũng như đáp ứng của vật chủ với nhiễm ký sinh trùng.
Triệu chứng, biểu hiện bệnh giun đầu gai
Ngoài da
– Nổi mề đay mạn tính
– Nổi u cục có kích thước to nhỏ không đều, có tính di chuyển (hội chứng ấu trùng di chuyển dưới da và hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng).
– Có thể đau tại u cục hoặc sưng đau cơ.
– Áp xe dưới da do ấu trùng ký sinh gây bội nhiễm.
– Có thể gây tử vong khi ấu trùng chui lên và khu trú ở não.
Trong đường tiêu hóa:
– Ấu trùng thường ký sinh ở dạ dầy và gan.
– Có thể lạc đến xoang bụng tạo thành khối u.
– Phổi: ho, đau ngực, khó thở, ho ra máu, ho ra giun.
– Hệ tiêu hóa: có dấu hiệu giống như viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc giả khối tổn thương ở ruột.
– Hệ tiết niệu: tiểu ra máu.
– Mắt: giảm thị lực, mù, đau mắt hoặc sợ ánh sáng.
– Tai: giảm sức nghe hoặc ù tai
– Gây bệnh tại hệ thần kinh trung ương gây viêm màng não cấp tính, sưng cơ vùng mang tai giống bệnh quai bị; ấu trùng cũng có thể chui vào mắt gây viêm mống mắt, tiền phòng…
Phòng bệnh giun đầu gai
– Sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, không uống nước lã.
– Không ăn các thức ăn thủy sản, hải sản như lươn, cá, ếch, nhái, tôm… còn sống, ở trạng thái còn tái, chưa nấu chín kỹ.
– Chế biến thịt lươn, cá, ếch, nhái, tôm… nên mang găng tay cao su bảo vệ, đề phòng ấu trùng giun đầu gai có thể chui xuyên qua da.
Xét nghiệm ký sinh trùng giun đầu gai ở đâu tại DakLak ?
Bạn muốn xét nghiệm ký sinh trùng giun đầu gai tại Daklak, hãy đến trực tiếp các cơ sở của Trung tâm xét nghiệm BMT để được tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể.
Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột
✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT
☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).
ĐẶC BIỆT: Trả kết quả xét nghiệm Ký sinh trùng chỉ sau 2h xét nghiệm.
Tag: xét nghiệm ký sinh trùng ở bmt, xét nghiệm ký sinh trùng ở daklak, bệnh giun đầu gai, ký sinh trùng giun đầu gai, xét nghiệm ký sinh trùng ở buôn ma thuột