Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường trong máu do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu toàn bộ các thông tin về bệnh tiểu đường (Bệnh đái tháo đường).
1. Tình hình bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên toàn cầu. Trên toàn thế giới có 415 triệu người lớn (độ tuổi 20-79) tương đương 1 trong 11 người lớn đang sống với bệnh đái tháo đường trong năm 2015. Dự đoán vào năm 2040, con số này sẽ tăng tới khoảng 642 triệu người, hay nói cách khác 1 người trong 10 người lớn sẽ có bệnh đái tháo đường .
Nhiều người đang sống với bệnh ĐTĐ típ 2 trong một thời gian dài mà không nhận biết được tình trạng bệnh của họ. Đến khi được chẩn đoán, thường đã kèm theo các biến chứng của bệnh. Thực hiện lối sống lành mạnh có thể phòng ngừa được 70% đái tháo đường típ 2 và ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ của đái tháo đường .
Tại Việt Nam, vào năm 2015 đã có 3,5 triệu người mắc bệnh theo báo cáo của Hiệp hội đái tháo đường thế giới, và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện. Chỉ có 28,9% người bệnh ĐTĐ được quản lý tại cơ sở y tế . Đây thực sự là khoảng trống lớn về sự chênh lệch giữa nhu cầu và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
2. Bệnh Đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường trong máu do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng đường máu mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Bệnh Đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận, và cắt cụt chi.
3. Biểu hiện của bệnh Đái tháo đường như thế nào?
Bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân là những biểu hiện hay gặp. Tuy nhiên đại đa số các trường hợp lại không có biểu hiện gì cho tới khi có các biến chứng như mờ mắt,vết thương lâu lành, các bệnh về tim mạch, bệnh thận…. Phần lớn phát hiện bệnh khi đi kiểm tra định kỳ hoặc đi khám các bệnh khác.
4. Những ai nên đi kiểm tra Đái tháo đường?
– Tất cả những người có biểu hiện như tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân.
– Người trên 45 tuổi
– Phụ nữ mang thai
– Người thừa cân hoặc béo phì
– Ít vận động thể lực
– Gia đình có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột)
– Tăng huyết áp.
– Tăng mỡ máu.
– Vòng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
– Phụ nữ bị buồng trứng đa nang
– Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ
– Có rối loạn dung nạp đường huyết trước đó
– Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo phì, dấu gai đen…).
– Có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
5. Đi kiểm tra Đái tháo đường như thế nào?
– Xét nghiệm máu định lượng đường huyết tương lúc đói 2 lần ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L).
– Hoặc Xét nghiệm máu định lượng HbA1c nếu HbA1c được đo tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa quốc tế, có thể đo HbA1c 2 lần để chẩn đoán ĐTĐ. Để xét nghiệm chính xác phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ) trước khi làm xét nghiệm máu;
Hoặc nhịn đói từ nửa đêm trước và tới làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.
6. Bệnh Đái tháo đường có thuốc không?
– Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị hiệu quả bệnh đái tháo đường, từ thuốc uống cho tới thuốc tiêm. Tuy nhiên chế độ ăn uống và sinh hoạt của người bệnh sẽ quyết định tới hiệu quả điều trị và làm giảm các biến chứng của bệnh.
7. Nên tập thể dục như thế nào nếu bị Đái tháo đường?
– Cần đi khám kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi đường máu đang quá cao.
– Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).
– Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
8. Nên ăn uống như thế nào khi bị Đái tháo đường?
Dinh dưỡng cần được áp dụng mềm dẻo theo thói quen ăn uống của người bệnh , các thức ăn sẵn có tại từng vùng miền. Tốt nhất nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Chi tiết về dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng người bệnh tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, các bệnh lý, biến chứng đi kèm. Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng nên được khuyến cáo cho mọi người bệnh :
– Người béo phì, thừa cân cần giảm cân, ít nhất 3-7% so với cân nặng nền.
– Nên dùng các loại thức ăn hấp thu chậm có nhiều chất xơ, không chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen, nui còn chứa nhiều chất xơ…
– Đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày ở người không suy chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần. Người ăn chay trường có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ)
– Nên chú trọng dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no như dầu ô liu, dầu mè, dầu lạc, mỡ cá. Cần tránh các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans), phát sinh khi ăn thức ăn rán, chiên ngập dầu mỡ.
– Giảm muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300 mg Natri mỗi ngày.
– Chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.
– Các yếu tố vi lượng: nên chú ý bổ xung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, thí dụ sắt ở bệnh nhân ăn chay trường. Dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu bệnh nhân có thiếu máu hoặc triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.
– Uống rượu điều độ: một lon bia (330 ml)/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150-200ml/ngày.
– Ngưng hút thuốc. – Các chất tạo vị ngọt: như đường bắp, aspartame, saccharin có nhiều bằng chứng trái ngược. Do đó nếu sử dụng cũng cần hạn chế đến mức tối thiểu.
9. Làm thế nào để phòng ngừa Đái tháo đường?
Hiện tại, đái tháo đường típ 1 không thể dự phòng được. Ảnh hưởng nhất tới sự phát triển của đái tháo đường tip 2 là những hành vi lối sống thường gắn với đô thị hóa bao gồm: sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, như đồ uống có đường, thực phẩm có hàm lượng chất béo cao và carbohydrate tinh chế cao. Đồng thời, lối sống hiện đại được đặc trưng bởi sự không hoạt động và thời gian tĩnh tại dài. Các hành vi này cùng phối hợp làm tăng nguy cơ thừa cân hoặc béo phì và sự phát triển của đái tháo đường típ 2.
Để ngăn chặn sự gia tăng của đái tháo đường típ 2, toàn thể cộng đồng phải thay đổi hành vi sống bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và tăng mức độ hoạt động thể lực.
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới đã tổng hợp các bằng chứng về loại thực phẩm có thể gây ra đái tháo đường típ 2 và đã đưa ra 9 khuyến nghị về chế độ ăn uống lành mạnh cho mọi người nói chung.
1) Chọn nước, cà phê hoặc trà thay vì chọn nước ép trái cây có đường, ngọt, nước ngọt, hoặc đồ uống có đường khác.
2) Ăn ít nhất 3 suất rau mỗi ngày, kể cả rau xanh lá.
3) Ăn tối đa ba suất trái cây tươi mỗi ngày.
4) Chọn một miếng trái cây tươi, hoặc sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ.
5) Hạn chế đồ uống có cồn
6) Chọn thịt nạc trắng, thịt gia cầm hoặc hải sản, thay vì thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn.
7) Chọn bơ đậu phộng thay vì sô cô la hoặc mứt.
8) Chọn bánh mì, gạo hoặc mì ống nguyên cám thay vì bánh mì trắng, gạo hoặc mì ống.
9) Chọn chất béo không no (dầu ô liu, dầu canola, dầu ngô, hoặc dầu hướng dương) thay vì chất béo bão hòa (bơ, chất béo động vật, dầu dừa hoặc dầu cọ.
Luyện tập thể lực để phòng bệnh
– Cần đi khám kiểm tra biến chứng tim mạch, mắt, thần kinh, biến dạng chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Không luyện tập gắng sức khi đường máu đang quá cao.
– Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất: đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực 2-3 lần (kéo dây, nâng tạ).
– Người già, đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, thí dụ đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10-15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.
10. Xét nghiệm tiểu đường ở đâu tại ĐăkLăk – Chi phí bao nhiêu ?
Tại ĐăkLăk, nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm bệnh tiểu đường (Bệnh đái tháo đường) có thể đến các cơ sở của Trung tâm xét nghiệm BMT để được làm xét nghiệm.
Chi phí xét nghiệm tiểu đường tại Trung tâm là 17.000 VNĐ – Chi phí quá rẻ để bảo vệ sức khỏe.
Ngoài ra Trung tâm còn có dịch vụ xét nghiệm đường cho bà bầu (Niệu pháp dung nạp đường huyết) giá 70.000 VNĐ
Trung tâm xét nghiệm Buôn Ma Thuột
✍️ Địa chỉ: 170 Đinh Tiên Hoàng – TP.BMT
☎️ Hotline: 02626 544 455 (24/7).
Nguồn: Theo http://daithaoduong.kcb.vn/tinh-hinh-dai-thao-duong/ và Phác đồ điều trị Đái tháo đường Bộ Y tế.